Bảo dưỡng điều hòa

sua dieu hoa, sửa điều hòa

Bảo dưỡng điều hòa hỏi đáp

Bảo dưỡng điều hòa hỏi đáp

Tại sao điều hòa vẫn chạy nhưng không lạnh?
Đáp: có thể điều hòa của bạn không lạnh do 2 nguyên nhân chính 1 là do gas và 2 là do bụi bẩn bạn cần khắc phục bằng cách thay gas hoặc gọi thợ bao duong dieu hoa đến vệ sinh sạch sẽ là ok

Tại sao không bảo dưỡng mặt lạnh


tôi thấy thợ đến bảo dưỡng cho nhà tôi chỉ bảo dưỡng mỗi cục nóng là không bảo dưỡng cục lạnh thế là sao?
đáp: Đó là sự linh hoạt của thợ bảo dưỡng điều hòa mặt lạnh nếu còn sạch bạn không lên bảo dưỡng liên tục rất dễ làm hỏng quạt với một số hãng điều hòa đặc biệt là dòng toshiba
Hỏi

Bảo dưỡng điều hòa mất bao nhiêu lâu?


Đáp
Với chúng tôi mất khoảng 30 phút cho việc làm sạch vệ sinh hệ thống dàn nóng /lạnh mất 10 phút cho việc kiểm tra và nạp gas

nghề dịch vụ tiện nhiều rủi do nhiều


Tiện nhiều, rủi ro cũng không ít


LẮP ĐIỀU HÒA - Vào hè, nhu cầu sử dụng các thiết bị điện lạnh như điều hòa, tủ lạnh… của người dân ngày một tăng cao. Kéo theo đó, dịch vụ lắp đặt, bảo dưỡng các thiết bị này tại các gia đình cũng trở nên khá sôi động.
Tuy vậy, bên cạnh sự tiện lợi nhất định, dịch vụ này cũng mang lại không ít phiền toái, rủi ro cho khách hàng…

Khi cần bảo dưỡng điều hòalắp đặt điều hòa, khách hàng nên tìm đến những nơi có uy tín
(Ảnh minh họa)

Thu tiền triệu mỗi ngày
Gọi điện đến đường dây nóng Báo ANTĐ, chị Lê Thanh Cúc (ở đường Nguyễn Tuân, quận Thanh Xuân, Hà Nội cho biết, nhà chị có 3 chiếc điều hòa  được lắp điều hòa cách đây 4 năm và chưa qua bảo dưỡng điều hòa lần nào. Mấy ngày trước, khi bật thử điều hòa ở tầng 1, chị Cúc thấy hơi lạnh tỏa ra rất chậm và không đều nên đã gọi điện đến một trung tâm sửa chữa điện lạnh để thuê thợ đến nhà bảo dưỡng.

Tuy vậy, sự làm ăn tắc trách cộng với việc vòi tiền liên tục của nhóm thợ này khiến chị phát bực. Chị Cúc cho biết thêm, theo thỏa thuận ban đầu, chị phải trả trọn gói 1 triệu đồng để bảo dưỡng 3 chiếc điều hòa. Song, trong quá trình bảo dưỡng, 2 người thợ liên tục yêu cầu chị Cúc phải thanh toán thêm các chi phí vật tư phát sinh như tiền ống dẫn, tiền ốc vít, phụ tùng thay thế... với tổng số tiền phụ trội lên đến 400.000 đồng. Khi chị thắc mắc thì chỉ nhận được câu trả lời: “Điều hòa lâu không lau chùi bảo dưỡng nên một số bộ phận đã… sắp hỏng. Do là điều hòa “xịn”, nên thiết bị thay thế đắt tiền là đương nhiên” ?!

Cũng trong tình trạng tương tự, do mới sinh con nhỏ, nhà lại chật chội nên cách đây ít ngày, vợ chồng anh Đào Văn Sinh phố Lò Đúc, quận Hai Bà Trưng quyết định lắp điều hòa trong phòng ngủ.

Do nhân viên siêu thị điện máy (nơi anh Sinh mua điều hòa) cho biết, phải đến ngày hôm sau mới có thợ lắp đặt điều hòa nên anh Sinh đã gọi điện đến một trung tâm khác thuê người lắp. Hai bên đã thống nhất tiền công lắp đặt là 300.000 đồng. Tuy vậy, sau khi hoàn thành công việc, người thợ đã đưa cho vợ chồng anh tờ kê phí thanh toán với tổng số tiền là 500.000 đồng, trong đó có hàng loạt khoản phát sinh như tiền dây, ống, ốc vít… Anh Sinh không đồng ý thì người thợ này thản nhiên đáp: “Anh chị phải thanh toán tiền công như thỏa thuận từ đầu. Còn với phí phát sinh, nếu anh chị không đồng ý, tôi sẽ tháo điều hòa ra để anh chị thuê người lắp lại”. Đến lúc này thì anh Sinh đành “ngậm bồ hòn làm ngọt”, ngậm ngùi móc hầu bao trả thêm tiền cho xong chuyện.

Không chỉ với điều hòa mà nhu cầu bảo dưỡng tủ lạnh, máy giặt, bình nóng lạnh… tại nhà vào đầu hè của nhiều gia đình cũng tăng lên đáng kể. Giá dịch vụ cũng tùy thuộc vào từng loại máy. Theo kỹ sư điện tử, điện lạnh Lê Đình Phan - người phụ trách một trung tâm sửa chữa điện máy ở quận Thanh Xuân, năm nay, giá bảo dưỡng máy điều hòa, tủ lạnh… tăng từ 10- 20%. Sau khi trừ các loại chi phí, nhân viên lắp đặt, bảo dưỡng có thể bỏ túi từ 200.000-300.000 đồng/máy. Trung bình một ngày, hai người thợ có thể bảo dưỡng,
lắp đặt điều hòa được 7-10 máy điều hòa. Do đó, chỉ tính sơ sơ, mỗi ngày, mỗi thợ thực hiện dịch vụ này có thể thu tiền triệu.
Đủ cách “móc túi” khách
Dù thu nhập một ngày lên tới cả triệu đồng, song thợ bảo dưỡng, lắp đặt đồ điện lạnh vẫn tìm mọi cách để có thể “móc túi” khách hàng, thậm chí còn thực hiện hành vi trộm cắp. Cách đây không lâu tại phường Xuân La, quận Tây Hồ, gia đình ông L.Q.B ở đường Lạc Long Quân thuê thợ đến sửa chữa, bảo dưỡng điều hòa. Ít ngày sau, lợi dụng lúc gia đình ông B đi vắng, đối tượng đã đột nhập vào nhà ông B tháo trộm 4 máy điều hòa. Sau đó, đối tượng này đã bị lực lượng công an phát hiện, bắt giữ.

Cũng theo kỹ sư Lê Đình Phan, những hỏng hóc thường gặp đối với điều hòa, tủ lạnh là: Máy không chạy, kém lạnh, hỏng mạch điều khiển, hết gas, phải thay block, dịch chuyển vị trí lắp đặt... Do không chịu được nhiệt độ nóng nực của ngày hè nên không ít người đã sử dụng điều hòa, tủ lạnh… không đúng cách, ngay từ ban đầu khi bật đã cho thiết bị chạy với tốc độ tối đa, đặt nhiệt độ dưới ngưỡng cho phép thậm chí còn mở cửa thường xuyên nên thiết bị rất dễ trục trặc.

Bên cạnh đó, kỹ năng lau chùi, bảo dưỡng điều hòa, tủ lạnh… tuy đơn giản song không phải gia đình nào cũng biết và thực hiện được nên dẫn đến tình trạng,  thiết bị bị ẩm mốc, bám bụi, nhanh hỏng.


Một trong những “chiêu” mà thợ lắp đặt điều hòa hay áp dụng là ăn gian về chiều cao ống, dây dẫn để tính thêm tiền. Do giá của ống dẫn ngoài thị trường dao động từ 160.000 - 250.000 đồng/m nên chỉ cần khai tăng thêm chút ít, họ đã có thể đút túi hàng trăm nghìn. Ngoài ra, sự thiếu rõ ràng về giá thiết bị khi lắp đặt cũng là cách mà thợ lắp đặt, sửa chữa điều hòa hay sử dụng. Bởi hầu hết người dân khi đi mua điều hòa đều không được biết về giá các thiết bị có thể phát sinh kèm theo như dây dẫn ống đồng, attomat, dây dẫn điện lõi to, ốc vít… mà chỉ được thông tin về tiền công lắp đặt. Hơn nữa, tình trạng, tráo, đổi đồ đối với điều hòa, tủ lạnh “xịn” cũng diễn ra khá phổ biến.

Do dịch vụ sửa chữa đồ điện lạnh tại nhà có ưu điểm vượt trội là tiết kiệm được thời gian cho các gia đình, cơ quan nên ngày càng đắt hàng.


phai lựa chọn dịch vụ sữa chữa có uy tín

Tuy vậy, để tránh tình trạng bị móc túi, khách hàng cần bảo trì, kiểm tra và lau chùi điều hòa, tủ lạnh… theo định kỳ và khi thiết bị gặp trục trặc hãy đến những trung tâm có uy tín để yêu cầu thợ sửa chữa. Bên cạnh đó, để tránh bị “chặt chém”, người tiêu dùng nên thỏa thuận rõ ràng về tiền công lắp đặt và giá thiết bị ngay từ ban đầu và không nên lắp đặt điều hòabảo dưỡng điều hòa vào những đợt nắng nóng cao điểm, đề phòng do khan hiếm thợ mà bị hét giá trên trời.