Chỉ trong vài tiếng, anh Hòa nhận báo giá tăng 400.000-500.000 đồng. Đa số người bán đều lấy lý do "cháy" hàng để giải thích việc tăng giá những ngày nắng nóng.
Lý giải về mức tăng giá của một số mặt hàng, chủ một đại lý đồ điện tử, gia dụng trên đường Cầu Giấy lý giải, mức tiêu thụ bằng 2 lần ngày thường, thậm chí một số ngày gấp 3 - 4 lần. "Do đó, một số sản phẩm không có hàng mà lấy, khách lại đặt nhiều, không tránh khỏi việc tăng giá", anh này cho hay.
Ngày 26/5, anh Hòa (Nhân Chính, Cầu Giấy, Hà Nội) đến một cửa hàng điện tử hỏi mua một chiếc điều hòa 2 chiều, giá hơn 10 triệu đồng. Anh đặt cọc tiền, sau đó chờ người vào lắp đặt điều hòa. Tuy nhiên, về nhà được 2 tiếng thì chủ cửa hàng gọi điện báo mặt hàng đó đang khan hiếm, nếu muốn lấy anh Hòa phải chịu đắt thêm 500.000 đồng nữa.
Bực mình vì người bán không giữ lời, anh đến một cửa hàng khác. Ban đầu họ báo giá 6,6 triệu đồng loại một chiều. Tuy nhiên, khi anh quyết định đặt cọc tiền thì người bán bảo để kiểm tra trong kho xem còn đủ hàng không vì nhiều khách đặt.
"Gọi điện xong họ báo hết hàng, chỉ đủ giao cho khách cũ. Nếu tôi mua phải trả thêm 400.000 đồng để họ gọi đại lý mang hàng đến. Biết họ lấy cớ để tăng giá vô tội vạ nhưng vì đang cần, hơn nữa nghĩ chỗ nào cũng thế nên tôi vẫn quyết định mua", anh Hòa kể.
Đa số người bán đều lấy lý do "cháy" hàng để tăng giá điều hòa vài trăm nghìn đồng. Ảnh minh họa |
Cuối tuần vừa rồi, anh Nghị cũng vừa mua chiếc điều hòa một chiều giá 7,1 triệu đồng tại cửa hàng trên phố Nguyễn Lương Bằng. Đến hôm qua, anh đưa người em trai ra cùng cửa hàng đó để mua chiếc tương tự thì người chủ báo giá tăng lên 7,6 triệu đồng. Hơn nữa, nếu khách hàng yêu cầu vận chuyển và lăp đặt ngay sẽ không có thợ.
"Họ nói ít nhất phải một ngày sau khi đặt tiền mới chở đến và lắp điều hòa được. Riêng tiền công thợ lắp cũng được tính đắt gấp rưỡi giá lắp điều hòa cho nhà tôi", anh Nghị kể lại.
Người bán cũng giải thích với anh hàng bán chạy nên chỉ cách nhau mấy ngày nhưng là những lô nhập khác nhau. Do đó, giá cả chênh nhau chủ yếu là do mức đầu vào.
Bên cạnh giá điều hòa, các loại quạt điện cũng bị nhiều cửa hàng tăng giá vô tội vạ. Thứ 5 tuần trước, anh Tuân đi xem quạt hơi nước và ưng một chiếc thì được chủ cửa hàng báo giá 2,3 triệu đồng. Đến chủ nhật vừa rồi (ngày 26/5) anh mới ra lấy quạt về, người bán đã nâng giá lên 2,5 triệu đồng. Khi anh Tuấn thắc mắc thì chủ hàng lý giải, trời nắng nóng, nhu cầu mua nhiều nên giá nhập cao hơn.
"Tôi đi tham khảo thì thấy đa số các cửa hàng đều đồng loạt tăng giá lên mức tương đương nhau, cùng lắm chỉ chênh lệch 50.000 đồng mỗi chiếc. Chậm chân có vài hôm mà chịu đắt mấy trăm nghìn", anh Tuấn nói.
Lý giải về mức tăng giá của một số mặt hàng, chủ một đại lý đồ điện tử, gia dụng trên đường Cầu Giấy lý giải, mức tiêu thụ bằng 2 lần ngày thường, thậm chí một số ngày gấp 3 - 4 lần. "Do đó, một số sản phẩm không có hàng mà lấy, khách lại đặt nhiều, không tránh khỏi việc tăng giá", anh này cho hay.
Tuy nhiên, anh Huỳnh, kinh doanh mặt hàng đồ điện tử lâu năm lại tiết lộ, riêng với mặt hàng điều hòa, quạt điện rất ít khi bị khan hàng. "Thường tôi muốn lấy bao nhiêu hàng, nhà phân phối đều sẵn sàng cung cấp và giao tận nơi rất đúng hẹn. Bên cạnh đó, các đại lý thường đặt hàng trước khi hết